Top 8 nguy cơ về sức khỏe sinh viên (phần 1)

Bắt đầu cuộc sống sinh viên, không nhiều bạn biết tự chăm lo cho sức khỏe. Hậu quả là để lại nhiều triệu chứng sức khỏe cho sau này về tim, lưng, tay chân…

Và các bạn cũng đổ lỗi do cuộc sống sinh viên khó khăn. Nhưng chính đâu ngờ rằng, lý do chính là do các bạn thiếu hiểu biết và ý thức tự giác còn thấp.

1. Giấc ngủ là vàng: 

Đây là điều cơ bản cũng như quan trọng nhất nhưng bị chính các bạn sinh viên bỏ quên. Các bạn đâm đầu vào deadline, chơi game, xem phim đến sáng. Các bạn than vãn rằng không ngủ được vì … không ngủ được. Bởi vì chính những chiếc smartphone, laptop cùng với thái độ sống “dễ dãi”. Nên nhiều bạn đã có nhiều triệu chứng về sức khỏe như cảm, sốt, ốm yếu cơ thể.

 

Thức đêm chơi game, thanh niên 23 tuổi đau đầu rồi "ra đi mãi mãi"
Các bạn sinh viên thường thức đêm ảnh hưởng đến sức khỏe

Bước vào môi trường mới, việc thức đêm ngủ ngày như là một biểu hiện thú vị của sự tự do. Nhưng lâu dần, nhịp sinh học thay đổi, việc ngủ sớm dậy sớm trở lại là một điều khá gian nan. 

Học sinh ngủ trong lớp đâu phải vì lười, giáo dục nên coi giấc ngủ như một  phần trọng tâm
Coi thường giấc ngủ đêm – các bạn sinh viên lên lớp ngủ gật.

Các bác sĩ cho biết, nhịp sinh học tốt nhất của con người là từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau (khoảng 8 tiếng/ngày). Từ 12h – 1h khuya, cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu nhất. Sau đó sẽ tái tạo năng lượng hiệu quả, an thần, cơ thể sẽ tự tái tạo và đào thải các tế bào chết nên da sẽ đẹp hơn… Ngủ đúng và đủ là cách chúng ta “sạc lại pin” cho cơ thể. Giúp tràn trề sinh lực cho một ngày mới. Việc ngủ trễ gây nên tình trạng thiếu ngủ triền miên, cơ thể suy nhược, stress.

Xem thêm  Những món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ

2. “Tung tăng “và “liều lĩnh”:

Độ tuổi 18 – 24 là lúc năng lượng rất dồi dào. Các bạn thường có một số hoạt động khá lãng mạn, có vẻ thú vị nhưng cũng rất “điên rồ”. Chẳng hạn, các bạn nam rủ nhau đá bóng sân cỏ nhân tạo vào sau 12h khuya. Hay nhóm bạn đi “phượt” xa không nghỉ, ham tung tăng nên không lường trước những nguy hiểm trên đường. Điển hình nhất là chuyện nhóm 4 bạn trẻ vượt biển đêm từ Sóc Trăng ra Côn Đảo. Trong đêm biển động cấp 6 – cấp 7, trong khi chỉ có duy nhất một “phượt thủ” biết bơi. Nhóm này đã lênh đênh 16 giờ liền, không ăn uống, vượt những con sóng cao để đến Côn Đảo. Câu chuyện này làm cho mọi người giật thót về mức độ liều lĩnh, coi thường tính mạng của người trẻ. 

Xem thêm ~> 4 bạn trẻ đi thuyền vượt biển đêm ra Côn Đảo

Chuyện bốn người trẻ “phượt” biển đêm ra Côn Đảo: đùa với tính mạng | Du hí  | Báo Thanh Niên
Coi thường sức khỏe và tính mạng.

Ngoài ra, chuyện một sinh viên mất tích vì đi phượt, trekking qua dãy Tà Năng – Phan Dũng cũng đáng báo động. 

Xem thêm ~> Đừng phượt để … c.h.e.t 

3. Tập tành bia rượu:

Phần lớn các bạn nam sinh viên khi mới đặt chân vào giảng đường đều chưa biết đến bia rượu. Nhưng khi đã dần quen với môi trường sống chung, thói quen “nói chuyện bằng rượu bia” bắt đầu hình thành. Không chỉ có sinh viên nam, cả sinh viên nữ cũng có thể trở thành “bợm nhậu”.

Xem thêm  LỤM REVIEW : Quán lẩu chay Hữu Duyên by Diễm Nguyễn
Mảng tối sinh viên: Thi nhau lên đồng bên chầu nhậu (kỳ 1)
Nhậu nhẹt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Hậu quả của những buổi nhậu ai cũng thấy: Mệt mỏi không thể đi học, tai nạn giao thông rình rập, xích mích gây hậu quả xấu… Quá nhiều “tấm gương” vì mê nhậu mà ước mơ giảng đường gãy gánh. 

4. Bệnh từ thức ăn: 

An toàn vệ sinh thực phẩm trong bữa ăn dành cho sinh viên đang là vấn đề đau đầu của cả xã hội. Sinh viên cần tự biết bảo vệ mình trước các bệnh có thể lây lan theo đường ăn uống. Một số bệnh như viêm gan, lao phổi, tiêu chảy… Theo BS Đỗ Hồng Ngọc, tốt nhất là các bạn nên tự nấu nướng. Bác sĩ Hồng Ngọc nhấn mạnh: “Về căn bản, ăn chín, uống sôi loại trừ được phần lớn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Nếu các bạn không có điều kiện nấu, hãy chọn cho mình một quán ăn đáng tin cậy”.

9 món ăn vặt có hại cho sức khỏe bạn nên hạn chế ăn
Thức ăn vặt có hại đến sức khỏe sinh viên


Hiện nay, nhiều bạn có thói quen “ăn uống theo trào lưu” mà quên tìm hiểu thứ mình tiếp nhận vào cơ thể. Chẳng hạn, khi trà chanh hay chè khúc bạch bị phát hiện chế biến từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Nhiều sinh viên lên Facebook chia sẻ lo lắng vì đã lỡ ăn uống quá nhiều. Giờ biết sự thật cũng không biết kêu ai. 

Xem thêm ~> Tổng hợp các món ăn healthy trong Làng Đại Học

Xem thêm  6 nhóm Facebook sinh viên Làng đại học cần biết

Qua bài viết, hi vọng các bạn có thái độ nghiêm túc hơn về sức khỏe và duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ bản thân nhé. 

Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để cập nhật thêm nhiều tin tức hàng ngày dành cho sinh viên các bạn nhé!

Cẩm nang sinh viên

#langfvn

#baosinhvienvietnam

Bài viết liên quan

Để lại bình luận
(Ghé thăm 1.146 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]