Giải thích “tên gọi” các trường Đại Học Quốc Gia HCM

Bên cạnh những cái tên hoành tráng của các trường Đại Học trong Làng Đại Học như Bách Khoa, Quốc Tế, Nhân Văn… thì các bạn sinh viên ở đây cũng đã đặt những nickname “vô đối” dành những ngôi trường này như “Lầu xanh”,  “Hồng Lầu Mộng”, “Nữ Nhi Quốc”… Vậy hôm nay cùng tìm hiểu lý do tại sao các bạn sinh viên lại đặt như vậy nhé.

1. Bách Khoa – “Lầu Xanh”: 

Gọi là lầu xanh nhưng thực ra không có “lầu xanh” thật đâu nhé. Đó chỉ là cụm tòa nhà lầu màu xanh dương (trước đây H1 màu xanh lá) ở cơ sở 2 của trường thôi.

Bách khoa thì xanh mát, đề thi thì chua chát… Nguồn: Huy Oggy

Tuy vậy, vì quá nổi bật và trường lại quá dư thừa sự nam tính nên các bạn sinh viên đã ưu ái đặt biệt danh vừa miêu tả về trường vừa ngụ ý nỗi khổ của chim anh vũ với củ sắn lùi.

2. Nhân Văn – “Nữ nhi quốc”:

Nếu ai đó hỏi tụi tui, trường nào trong ĐHQG TPHCM nhiều “gái” nhất? Tụi tui xin thưa rằng đó là Nhân Văn.

Xem thêm  Trải nghiệm lần đầu gặp đa cấp của sinh viên

Theo quảng cáo Aquafina, cơ thể con người chứa 70% nước thì quảng cáo của sinh viên, cơ thể Nhân Văn chứa hơn 81% là nữ giới.

Trường gì toàn nữ thế…
Khuôn viên trường Nhân Văn tại cơ sở Thủ Đức

Đặc biệt hơn, theo một nghiên cứu tự mày mò trên 3 đứa bạn Nhân Văn của tui thì thấy hơn 2/3 các bạn sinh viên ở đây chưa có người yêu =))) Và mỗi khi có các bạn trai trường khác tới thăm thì luôn chào đón cực kỳ “nồng nhiệt” – rất giống với Nữ Nhi Quốc trong bộ phim “Tây Du Ký” đúng không nào mụi người.

3. Công Nghệ Thông Tin – “Thủy tinh cung”:

Hầu hết các biệt danh mà sinh viên đặt thường liên quan đến tòa nhà/thiết kế của ngôi trường Đại Học đó, và UIT không ngoại lệ.

Tòa nhà E của UIT được thiết kế với vẻ ngoài hoàn toàn bằng cửa kính rất hịn, có nhiều nét tương đồng với các tòa nhà hiện đại trên xì phố. Nhìn xa xa lại còn toát lên màu xanh xanh nữa nên từ đây UIT được ưu ái đặt cái tên cực sang là “Thủy Tinh Cung”.

Trai UIT cực kỳ dễ vỡ nha mọi người

4. Quốc Tế – “Hồng/ Hường Lâu Mộng”:

Tòa trung tâm có khác ha.

Đại học Quốc Tế nổi tiếng với hai tòa nhà màu Hồng (giờ lai tím cmnr) rất nổi bật nằm ngay giữa Trung tâm Khu Đô thị Đại học Quốc gia TPCHM.

Xem thêm  MÓN MỚI : Bánh mì dĩa tại BÁNH MÌ CÔ MAI D4

Hai tòa nhà này được mệnh danh là nơi ươm mầm các “rich kid” của ĐHQG, với bên ngoài màu hường bên trong cực nhiều tiền…học phí (cẩn thận rớt môn mấy má ôiii).

5. Khoa học Tự Nhiên – “Hắc Điếm/Ô Long Viện”:

Tên gọi này là sự miêu tả tòa nhà điều hành được sơn màu xám đen của Khoa Học Tự Nhiên. Vào buổi tối, nớ chuyển luôn sang màu đen thui nên người ta gọi bằng cái tên vô cùng thân thương và trìu mến: “Hắc Điếm”.

Hắc Điếm a.k.a Ô Long Viện

Bên cạnh đó, ngôi trường còn tên gọi thứ hai là “Ô Long Viện”. Ám chỉ rằng con dân nơi đây thường xuyên “tấu hài” =))) (rìa lý). Nghe nửa hư nửa thực nên đành chờ các chàng trai vui tính của chúng ta thể hiện đam mê tấu hài trong một ngày không xa.

6. Nông Lâm – “Nông Lâm Tự”

Anh chàng hàng xóm nghe tên là biết rộng vỡi chè đậu rồi. Tuy không phải thuộc ĐHQG HCM nhưng vì không khác gì anh em nên vẫn liệt kê vào vì cái tên không giống ai.

Tổng diện tích lên đến 118ha, chuồng bò rộng 8ha và con đường từ xe Bus đến giảng đường hơn 2 cây số, xung quanh lại toàn cả lá và hoa nên Nông Lâm đủ khả năng thách thức về độ “lớn” với độ ”dài” với các trường còn lại nhé. 

Mỗi cái giảng đường mà bự như vậy rồi đó quý dị à.

7. Kinh Tế-Luật – “Con ghẻ”:

Em út của nhà ĐHQG TPHCM, đứa con ở rìa Nam khu vực, tách biệt hẳn với khu đô thị Đại học Quốc Gia, với các ngôi trường còn lại (nghe thôi đã thấy sự u uất hòa quyện vào nỗi cô đơn uất hận huhu)

Xem thêm  Cách tán gái đặc trưng của nam sinh các trường

Từ các trường còn lại phải mất hơn 10 phút mới tới được Kinh Tế – Luật (trừ Nông Lâm), và mất hơn 20 phút di chuyển trên con xe bus số 33 (tính từ bến). Với vị trí địa lý quá “đắc lợi” nên thần dân đã đặt cho UEL cái tên cúng cơm vô cùng thân thương và trìu mến là “con ghẻ”.

Tuy nhiên, không chịu đầu hàng với số phận nghiệt ngã, sinh viên của trường đã cải biên và bổ sung thêm nickname sang chảnh là “Hoàng Hạc Lâu” dựa trên linh vật – loài chim quý của trường – bỒ cÂu.

Mấy bà bồ câu chạy đi xin đồ ăn mà kiểu “lạch bà lạch bạch” không khác gì mấy mẹ gà siêu thịt chờ ngày xuất lò luôn á mọi người.

Loài bồ câu ở đây tượng trưng cho niềm kiêu hãnh, sự thông minh của họ nhà chim, và là thủy tổ của loài Chim cánh cụt ở cực Nam địa cầu khi được thượng đế ban tặng cho đôi cánh nhưng lỡ đính kèm thêm 2 cái chân nên thành ra giờ nớ méo thèm bay mà toàn chỉ chạy thôi.

Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để cập nhật thêm nhiều tin tức dành cho sinh viên hàng ngày!

Biên tập: Lương Khải Hoàng

#Cẩm nang sinh viên

#langfvn

| Bài viết liên quan:

Để lại bình luận
(Ghé thăm 4.576 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]