Bí ẩn Hồ đá Làng đại học

Nhắc đến Làng đại học Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người lập tức nghĩ đến hồ Đá. Hồ Đá nổi tiếng gần xa với phong cảnh đẹp, không khí mát mẻ. Nhưng bên cạnh đó, Hồ Đá còn là nơi cướp đi mạng sống của hàng chục sinh viên, hầu như năm nào cũng có người chết đuối tại đây. Vì thế hồ này còn được gọi là “hồ Tử Thần” hay “hồ Ma Ám”.

Cảnh hoàng hôn đẹp mê hồn ở hồ Đá

Xưa kia, Hồ Đá Làng đại học là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt. Sau, có một công ty khai thác đá đến đây lập công trường. Đến năm 1993, công ty này di dời đi mà không hề san lấp 3 cái hố to, sâu hun hút. Nước mưa và các mạch nước ngầm từ lòng đất đã biến 3 cái hố này thành vùng chứa nước ngọt rộng lớn.

Lạ một điều, là Hồ Đá Làng đại học nhìn có vẻ như rất an toàn, mặt hồ phẳng lặng, không hề có dòng chảy mạnh, hay xoáy nước nguy hiểm, nhưng ít có ai rơi xuống hồ Đá mà sống sót nổi. Điều đó khiến rất nhiều người bơi giỏi, thậm chí thợ lặn cũng kinh sợ nơi này.

Mặt hồ phẳng lặng, rộng bát ngát

Theo nhiều người dân, do là nơi khai thác đá nên bề mặt đáy hồ không bằng, có nhiều vực sâu; có thể chỗ này nước đến đầu gối nhưng cách đó vài bước là ngập đầu người. Đây là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên chết đuối do bước vào vực sâu bị hụt chân.

Xem thêm  Sưu tầm: 1001 câu nói chỉ người Bình Định mới hiểu

Bên cạnh đó, người ta còn giải thích cho hàng loạt vụ chết đuối tại đây bằng câu chuyện hoang đường rằng, vong linh người chết đuối đã quyến rũ người dương gian lao xuống lòng hồ rồi bỏ mạng dưới đáy sâu. Một số khác cho rằng, hồ Đá có “xoáy nước bí ẩn”, có thể thình lình “nuốt người”.

Trên thực tế, một vài cụ lão niên tại Bình Dương, Thủ Đức hoàn toàn có thể giải thích được vì sao hồ Đá lại gây ra quá nhiều cái chết thương tâm đến như vậy.

Cụ Hồ Văn Dìu, 67 tuổi, ngụ phường Bình An, thị xã Dĩ An, Bình Dương cho biết: “Mới đầu tôi cũng nghĩ là hồ Đá có xoáy nước ngầm, nên mới khiến nhiều người chết như vậy. Nhưng mà khi đến gần hồ, quan sát nó tôi mới biết là hồ này không thể có xoáy nước, vì nó hoàn toàn không có dòng chảy nghịch, cũng không có thượng nguồn. Người ta rớt xuống hồ này, chết nhiều là vì lý do khác”.

Ông Trần Quý, 52 tuổi, là thợ lặn có thâm niên, ông Quý đã từng có lần tham gia lặn mò xác người tại hồ Đá. Ông Quý lắc đầu khi nhắc về hồ Đá: “Nước trong hồ lạnh vô cùng do bao quanh là tường đá cheo leo, lởm chởm, rớt xuống hồ mà may mắn không bị đập đầu vào đá thì cũng có lòng mà sống sót nổi”.

Xem thêm  Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM làm 'lễ tốt nghiệp' hạng xuất sắc cho bác bảo vệ

Theo ông Quý, sở dĩ vậy là do nước quá lạnh, nên khi rơi xuống hồ, người ta khó có thể thích ứng ngay với nhiệt độ thay đổi đột ngột và dễ dàng bị chuột rút.

Ông Quý nói thêm: “Nước ở đây là “nước đứng”, nghĩa là không có dòng chảy, nên người bị chuột rút không thể nương theo dòng mà bơi vào bờ. Mà ở vùng “nước đứng”, càng vùng vẫy lại càng dễ bị chìm. Bởi vậy, người ta đoán hồ Đá có xoáy nước ngầm, xoáy nước bí ẩn nọ kia, cũng có lý do của nó”.

Bên cạnh đó, dưới đáy hồ không phải là bùn đất thông thường mà là đá nhọn lởm chởm. Ngoài ra, còn có vô số các hố lớn nhỏ với độ nông sâu khác nhau.

Vách đá cheo leo

Ông Trần Quý tặc lưỡi khi nói về hồ Đá: “Tôi làm thợ lặn biết bao nhiêu lâu mà chưa bao giờ thấy cái hồ nước ngọt nào nguy hiểm như cái hồ này. Nhìn nó yên ả vậy, ai cũng tưởng an toàn mà bơi sâu sâu vô một chút là nước đột ngột thay đổi nhiệt độ, lạnh như nước đá. Đã vậy, trong bán kính chừng 3 mét mà có nơi nước chỉ đến đầu gối, ngang hông, còn có chỗ hố sâu đến hơn hai chục mét. Bởi vậy, mấy đứa sinh viên cứ tưởng gần bờ là cạn, nhảy xuống tắm, sập hố một cái hụt chân là chỉ có nước chết”.

Xem thêm  Sưu tầm: Ma ở Ký túc xá Đại học Quốc Gia

Do có nhiều vụ tai nạn xảy ra, chính quyền địa phương đã lập hàng rào cô lập khu vực nhưng vẫn còn nhiều người đến tắm và nhiều đôi sinh viên nam nữ đến tâm sự, tắm….nhưng hầu như những tấm biển cảnh báo nguy hiểm hay hàng rào bắng sắt bảo vệ cũng không ngăn nổi được dòng người cứ mỗi buổi chiều đổ dồn về đây hóng mát.

Hàng rào bao xung quanh hồ Đá

Gió thổi, mặt nước hồ hắt lên phấn khích thêm sự thơ mộng, tình cảm cho những đôi trai gái tỏ tình, thanh niên bơi lội nhưng cũng làm tăng thêm cảm giác ớn lạnh nếu ai đó đến đây và được truyền tai nhau “sử tích”. Và không biết đến bao giờ, bảng danh sách ghi danh các nạn nhân xấu số nơi đây sẽ dừng lại khi mỗi buổi chiều, dòng người đổ dồn về đây ngày càng nhiều.

>>>Xem thêm: Hồ đá Làng đại học – Những giai thoại chưa có lời giải!?

>>>Xem thêm: Truyện không đọc lúc nửa đêm – Hồ Đá ly kỳ truyện!!

>>>Xem thêm: Hồ đá nuốt người…

>>>Xem thêm: Những điều sinh viên cần biết khi ở KTX ĐHQG TPHCM!

Nguồn: UEHenter.com

Biên tập: Lương Khải Hoàng

#langfvn

>>XEM THÊM: Bà Rịa có gì vui

>> Xem thêm: Kinh nghiệm phượt Vũng Tàu bằng xe máy dành cho sinh viên

Để lại bình luận
(Ghé thăm 41.358 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]