Tân sinh viên chú ý: Những chiêu trò lừa đảo trong Làng Đại Học

Thời gian gần đây ở các trường đang làm thủ tục nhập học cho tân sinh viên. Nếu không cẩn thận thì các em chính là “con mồi ngon” cho các đối tượng xấu dụ dỗ. Với những chia sẻ của anh chị khóa trước, Làng mình sẽ tổng hợp những cảnh báo cho các em để phòng tránh với những chiêu trò lừa đảo nhé!

 

 

1. Móc ví trên xe buýt

chiêu trò lừa đảo trong Làng Đại Học: móc túi xe buýt

Khi đi xe bus, các em cần hết sức thận trọng và để ý các đối tượng móc túi. Chúng hay cầm áo ở tay, cầm áo mưa, túi bóng, ăn mặc lịch sự, luôn ngó trước nhìn sau để tìm mồi, và luôn áp sát lại người, và luôn di chuyển trên xe để móc túi.

Để tránh khỏi chuyện này, các em không nên khoác balo sau lưng hay để điện thoại, ví ở túi quần lúc trên xe. Hoặc nếu như vậy thì nên để ý và cảnh giác xung quanh. Tốt nhất không nên mang theo những đồ vật quý giá.

Xem thêm  6 quán trà sữa không thể bỏ qua ở Làng Đại học Thủ Đức

2. Bán hàng đa cấp

Đây có thể coi là chiêu trò lừa đảo khiến sinh viên nào cũng phải hãi hùng. Đặc biệt các tân sinh viên nhẹ dạ cả tin, rất dễ bị lừa bởi những lời mời chào bay bướm với châm ngôn “làm giàu không khó”.

Chiêu trò lừa đảo trong Làng Đại Học: Bán hàng đa cấp

Công ty đa cấp ẩn nấp dưới vô số hình dạng như bán hàng, trung tâm tiếng anh… và muốn trở thành nhân viên chính thức thì bạn phải mất vài triệu đặt cọc, không được hưởng lương hàng tháng mà phải dụ dỗ bạn bè, người thân mua hàng. Nhiều bạn còn bị cuốn mãi vào vòng xoáy rồi hủy hợp đồng còn mất thêm tiền cọc.

3. Quyên góp tiền mua tăm, mua bút, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, đồng bào bão lụt…

Lừa đảo bằng việc bán tâm tình thương

Nhắc đến “tăm tình thương” không ít sinh viên kỳ cựu cũng phải lắc đầu ngao ngán bởi đây là hình thức lừa đảo đánh vào lòng thương người. Trước cổng trường Đại học thường có một hội nhóm người mang danh là “tăm tình thương” mời chào các em mua tăm rồi quyên góp số tiền tùy lòng hảo tâm để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ cần ký một cái là các em sẽ mất tiền nhưng không phải vì mục đích tốt đẹp nào hết,..

Do đó, các em hạn chế việc quyên góp/ủng hộ/mua ủng hộ bất cứ thứ gì/việc gì nếu không có giấy giới thiệu của nhà trường.

Xem thêm  Quán Nướng ngói 2 Danh

4. Cho tiền người ăn xin (đặc biệt là các nhà sư – giả, bà già, trẻ em…)

Đây thực sự là một việc nhạy cảm, các em có thể cho hay không tùy tâm. Tuy nhiên xin các em nhớ lấy một điều là không phải 100% ăn xin bây giờ thực sự nghèo khổ. Có đến hơn 80% số lượng “ăn mày cái bang” bây giờ là lừa đảo. Họ thực sự có sức khoẻ, có thể đi làm việc khác tuy nhiên họ vẫn đi ăn xin. Việc ăn xin được tổ chức thành từng hội, từng nhóm … và có phân công địa bàn làm việc hẳn hoi.

Chiêu trò lừa đảo trong Làng Đại Học: Cho tiền người ăn xin

Việc này tùy tâm của các em, chỉ nhắc các em một điều trước khi rút ví ra, hãy nhớ đến bố mẹ ở nhà đã làm lụng vất vả thế nào để chắt chiu gửi từng đồng ra cho các các em ăn học.

5. Các việc làm thêm part-time hấp dẫn

Khi tan trường hoặc trong giờ học, nếu các em nhặt được tờ rơi có nội dung tương tự như sau: “Tuyển sinh viên làm part-time. Nội dung công việc: Phát quà khuyến mãi trong X ngày cho công ty XYZ ở siêu thị ABC. lương 150k/ ca làm việc 2 tiếng. Nhân viên được phát áo đồng phục. Liên hệ trung tâm XXX”.

Bán hàng online – việc nhẹ lương cao

Có việc nào hấp dẫn vậy không? Gặp những tin trên, đảm bảo 99% các em mất tiền oan. Vụ gia sư ở một cơ sở gần Cầu Giấy gần đây là một ví dụ.

Xem thêm  Top 5 kênh Youtube dành cho các nàng đảm đang

Lời khuyên là nếu muốn kiếm thêm việc làm gia sư, hãy thông qua tổ chức đoàn thanh niên của nhà trường. Hoặc các em có thể lên các trang web tuyển việc làm uy tín, ngoài ra em có thể vào fanpage của nơi làm việc để hỏi cho chắc chắn nhé.

6. Cướp dàn cảnh

Cướp dàn cảnh ngay trên đường

Hiện tượng cướp dàn cảnh không còn xa lạ với những người sống trên thành phố lớn. Mục đích của chúng là cướp của và thường giả vờ là người thân, người quen trong gia đình của bạn hoặc giả vờ va chạm giao thông… để đạt được mục đích. Chuyện này thường hay xảy ra trên phố hay xe bus. Để giải quyết tình huống oái oăm này, bạn nên bình tĩnh, hạn chế để lộ thông tin cá nhân để chúng biết được, hỏi chúng thông tin cá nhân rồi nhờ mọi người giúp đỡ.

7. Tìm nhà trọ

Dùng chiêu thuê trọ lừa sinh viên

Khi mới chân ướt chân ráo lên thành phố để tìm nhà trọ, rất nhiều bạn dễ bị mắc lừa. Đừng tin những tờ giấy dán trên cột điện, tường… bởi đa phần là lừa đảo. Nên tìm nhà trọ chính chủ, hỏi rõ các giá tiền điện, tiền nước, tiền nhà một tháng, tiền đặt cọc… và hợp đồng ký kết rõ ràng không các em sẽ rất dễ phải đóng các khoản tiền vô lý khi vào ở một thời gian đó.

8. Kết bạn xấu

Kết phải bạn xấu

Mới vào trường ĐH, tất nhiên chúng ta lại phải kết bạn lại từ đầu, làm quen bạn mới từ đầu. Những kiểu bạn xấu như chỉ lo ăn chơi không chịu học hành, kiểu bạn lợi dụng chỉ xuất hiện khi cần nhờ vả, lợi dụng tiền bạc của mình… thì tuyệt đối nên tránh xa. Giao lưu với những người này, 4 năm ĐH của bạn sẽ dễ sa ngã  ở chốn đô thị và có thể mãi chẳng tốt nghiệp được.

Trên đây là một vài cảnh báo với các sinh viên còn đang bỡ ngỡ và là “miếng mồi ngon” cho đối tượng lừa đảo. Một vài sự sơ suất, mất cảnh giác sẽ làm mất sự trọn vẹn của niềm vui trong những ngày tựu trường. Các em hãy lưu lại những cẩm nang này và cố gắng bình tĩnh, lý trí để đừng phải để lại nhiều điều hối tiếc những năm tháng đại học nhé!

Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để tìm hiểu những khuyến mãi dành cho sinh viên các bạn nhé!

#Ảnh:sưu tầm

#tuyensinhso.vn, facebook/lagsinhvien

#Langf

Để lại bình luận
(Ghé thăm 13.773 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]