Tân sinh viên và lối-sống-buông-thả tại KTX

“Ký túc xá không chỉ là nơi ở mà còn là nơi tự học tập và rèn luyện của sinh viên”. Đây là phương châm hoạt động của ký túc xá mà mỗi sinh viên được nhắc nhở hàng ngày.

Có thể nói KTX ĐHQG là nơi lý tưởng dành cho sinh viên, với chi phí phải chăng, khuôn viên rộng lớn, cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho nhu cầu học tập và sinh hoạt. 

Tham gia vào ngôi nhà chung ký túc xá đối với tui là một trong những trải nghiệm vô cùng thú vị. Được tiếp xúc với nhiều bạn mới, giao lưu học tập lẫn nhau, thuận tiện khi làm các bài tập nhóm. Tuy nhiên lại có không ít các bạn sinh viên không biết tận dụng cơ hội đó mà lại hình thành cho mình lối sống không-được-hợp-lý-cho-lắm ngay từ những ngày đầu làm tân sinh viên.

1. Chọn cách ngủ để lấp đầy thời gian rảnh

Thời gian rảnh rỗi, không bị ai quản lý nên nhiều sinh viên đang sử dụng thời gian quý báu của mình vào việc ngủ. Bỏ quên bữa sáng vì lỡ ngủ đến trưa, bỏ quên bữa trưa vì lỡ ngủ tới chiều. Vừa được ngủ, lại tiết kiệm được tiền, lợi cả đôi đường. Đặc biệt với những sinh viên năm nhất, thời gian lên giảng đường thì ít mà thời gian ở KTX thì nhiều. Thay vì hội họp bạn bè để làm bài tập ngay trong KTX, tham gia các CLB ở trường, ở KTX để học hỏi thêm nhiều kỹ năng thì các bạn lại chọn cách ngủ cho hết ngày. Mỗi học kì có 15 tuần thì tới tuần 14 mới thấy mấy bạn lao vào học. Còn 13 tuần là ăn và ngủ cả ở KTX lẫn giảng đường.

Những sinh viên “lỗi nhịp sinh học” – Ảnh minh họa

2. Online facebook hóng drama, comment dạo chém gió cả đêm

Nếu ban ngày, sinh viên nhà KTX hóa thân thành “sâu ngủ” thì ban đêm là lúc chúng trở thành “cú đêm”. Không phải là mở liveshow ca nhạc đêm khuya thì cũng nhắn tin tán gẫu với bạn bè. Một số khác thì xách dép hóng drama và trở thành những anh hùng bàn phím ẩn danh trên mạng xã hội. Bắt bẻ, bóc phốt KTX, người nổi tiếng, rồi dàn dựng thông tin giả câu view, câu like,..

Ngày làm việc của đêm và đêm làm việc của ngày – Ảnh minh họa

3. Chần chừ với việc học tiếng Anh

Đa phần hiện nay các trường đều thiết lập một chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên. Muốn nhận tấm bằng cử nhân và mạnh dạn ra trường xin vào các công ty nước ngoài đề làm việc thì các sinh viên phải đạt trình độ tiếng Anh được chứng nhận bởi Toeic, Ielts hay Teofl. Lệ phí thi một lần cho các chứng chỉ dao động từ 4-5 triệu, nhưng số tiền bỏ ra để học tiếng Anh là không dự đoán được.

Xem thêm  HOT: Khai trương Hồ bơi Nhà khách ĐHQG

Có nhiều bạn coi việc học tiếng Anh là quan trọng và cần thiết nên lao đầu vào học ngay từ năm nhất với mong muốn đáp ứng được chuẩn đầu ra và xa hơn nữa là dùng tiếng Anh cho công việc sau này. Nhưng cũng có một số bạn xem thường việc đó, và lấy lý do là mình còn tận 4 năm để học, vội gì mà học sớm. Thế là cứ chần chừ mãi với học tiếng Anh. Cho đến lúc các bạn đồng trang lứa tốt nghiệp ra trường, gây dựng sự nghiệp, sinh con đẻ cái thì mình vẫn chưa được nhận bằng tốt nghiệp :<<<

“Cứ chơi đã, còn tới tận 3,4 năm mới phải nộp bằng Tiếng Anh cơ mà” – Ảnh minh họa

4. Đi học theo tâm trạng, theo thời tiết

Quãng đời sinh viên tất nhiên sẽ cho phép bạn cúp học nhưng là dành cho những lý do chính đáng chứ không phải là theo kiểu ngẫu hứng hay tùy tâm trạng. Mặc dù đã là sinh viên, chúng ta có quyền vui chơi và làm những điều mình thích nhưng suy cho cùng thì việc học vẫn là trên hết.

Đừng nghe lời của những anh chị đi trước bảo rằng sinh viên thì sẽ phải rớt môn, phải học lại, thi lại thì mới là sinh viên. Đừng vì những lời nói ấy mà coi thường việc học hành vì khi rớt môn thì bạn sẽ phải đánh đổi bằng tiền và thời gian.

Xem thêm  ?LÀNG REVIEW : Máy chơi game mini trở về tuổi thơ

Trong khi những người khác dùng tiền và thời gian để học cải thiệc lại điểm số, để học ngôn ngữ hay các khóa học khác thì bạn lại phải trả tiền gấp rưỡi để học lại từ đầu một môn học nào đó. Hãy đi học bằng lý trí chứ đừng vì tâm trạng hay thời tiết. Đừng lấy lý do mới chia tay người yêu, buồn nên nghỉ hay hôm nay trời mưa to quá, lười nên cũng nghỉ nốt :<<<

Nghỉ học ở phòng chỉ để nói chuyện cho vui vậy đó =)) – Ảnh minh họa

5. Tiêu xài hoang phí

Nếu cuối tháng mà bạn đang phải ăn mì tôm thì hãy nhìn lại đầu tháng. Chỉ tính nhẩm bằng miệng số tiền cho một lần dạo shopee, Lazada, tiki, hay một cuộc vui overnight, bar, pub thôi thì cũng đã tự hiểu.

Là sinh viên sẽ có một số bạn đi làm thêm để kiếm thêm một khoản tiền dành cho bản thân. Có thể để tiết kiệm, mua sắm cho bản thân, mua quà cho bạn bè người thân, hay chỉ đơn giản là phụ giúp gia đình.

Nhưng cũng có một số bạn không chọn đi làm thêm mà chọn cách xin thêm tiền bố mẹ cho những khoản tiêu xài đó. Nhiều khoản tiền được mang danh là học tiếng Anh, mua sách, mua đồ dùng học tập nhưng thực chất được dùng để chi trả cho những giờ hát karaoke phòng vip, cho những bữa tiệc buffet,… để rồi cuối tháng ăn mì tôm, lúc thật sự cần tiền làm gì đó thì lại không có :>>

Một khoản chi tiêu ngốn kha khá tài chỉnh của sinh viên mỗi tháng – Ảnh minh họa

Tất nhiên không nhất thiết các bạn phải đi làm thêm thì bản thân mới có thể vui chơi thoải mái. Nhưng các bạn chỉ nên dùng đủ với số tiền ba mẹ chu cấp và chi tiêu thật hợp lý, không nên ăn chơi trác tán. Tần suất của những buổi ăn nhậu giao lưu cùng bạn bè hay shopping nên giảm dần đi.

Xem thêm  Mẹo có người yêu cực đơn giản ở Làng Đại học

Sống cuộc sống sinh viên đừng nên tự thưởng cho mình quá nhiều thời gian rảnh rỗi mà làm những việc vô bổ. Chúng ta chỉ có 4-5 năm để học Đại học, còn những năm sau đó là thời gian bản thân tự mưu sinh kiếm tiền. Lúc đó bố mẹ sẽ không còn chu cấp tiền hàng tháng, không phải làm part-time mà sẽ là full-time.

Chưa kể nếu bạn học hành không đàng hoàng, ra trường không kiếm được việc làm thì không phải là 1 tuần ăn chơi 2 lần mà lúc đó bạn có thể cả tuần ăn chơi không bị deadline vùi dập. Vì thế 4 năm đại học hãy làm những việc gì đó thật sự giúp ích cho tương lai của mình, đừng cứ tiếp tục luẩn quẩn ở KTX, hay quán coffee những lúc rảnh rỗi, đừng tiếp tục làm cú đêm hay sâu ngủ ngày mà hãy học tập, sống và trải nghiệm.

Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để cập nhật thêm nhiều tin tức hàng ngày dành cho sinh viên các bạn nhé!

Cẩm nang sinh viên

#langfvn

Bài liên quan:
Để lại bình luận
(Ghé thăm 12.802 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]