Top 5 sự thay đổi lớn nhất của Làng đại học Thủ Đức

Nghe các anh, chị đi trước kể lại, Làng đại học ngày trước không được xịn xò như bây giờ đâu. Hồi đó, Làng đúng nghĩa là một cái làng, tức là có nhà mái tranh, đường đất gồ ghề sỏi đá, các quán cơm bình dân đây đó, xe bánh mì mộc mạc, cỏ cây um tùm…

Ngày nay, Làng đại học đã dần thay da đổi thịt, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, những nhu cầu của sinh viên cũng càng được coi trọng hơn…

1.  Chợ Đêm thành Nhà Văn Hoá

Làng đại học thay đổi rõ rệt khi thay thế chợ Đêm bằng Nhà Văn Hoá. Chợ Đêm là nơi gắn liền với biết bao thế hệ sinh viên ngày trước. Nó vẫn như những khu chợ thông thường, có những hàng quán bán đầy đủ các loại thức ăn, nước uống, quần áo với giá rất rẻ. Nhưng điều khiến nơi này khác biệt chính là “chất sinh viên”. Người đến chợ đa phần đều là sinh viên, có những quầy hàng cũng là của sinh viên nốt. Chính vì vậy, Chợ Đêm mang trong nó sức trẻ, sự náo nhiệt, vui tươi xen lẫn hồn nhiên của chính những bạn trẻ Làng đại học.

Chợ đêm giải tỏa trong sự nuối tiếc của nhiều sinh viên. Nơi chứa đựng kỉ niệm bốn năm đại học cũng đến lúc nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn. Không chỉ mỗi chợ, những quán ăn quanh làng cũng bị giải tỏa đi ít nhiều. Quán hủ tiếu, cơm sườn gần bến xe buýt cũ cũng bỗng chốc hóa thành kỷ niệm.

Chúng ta có lẽ vẫn tiếc nuối những ký ức cũ về khu Chợ Đêm huyên náo, sầm uất ngày nào, nhưng lại không thể phủ nhận sự mới mẻ, hiện đại và độc đáo như nhà Văn hóa Sinh viên của hiện tại.

Xem thêm  TOP 5 kênh việc làm uy tín dành cho sinh viên
Làng đại học thay đổi một các ngoạn mục

Nhà Văn hóa Sinh viên thật sự đã được đầu tư công phu, kỹ lưỡng để trở thành biểu tượng của khu đất trung tâm Làng đại học này. Nhà văn hóa sinh viên bao gồm nhà hát lớn, các hội trường, cụm rạp chiếu phim, các phòng tập kịch, tập hát, sinh hoạt nghệ thuật,…và rất nhiều nhà chức năng khác phục vụ cho nhu cầu văn hóa của hàng chục ngàn sinh viên TP.HCM. Đó thật sự là những thứ mà bao sinh viên ngày xưa ao ước có được.

2. Cổng chính KTX khu B – ĐHQG TP.HCM

Từ năm 2018 trở về trước, cổng chính KTX còn rất đơn sơ, nhỏ bé. Hàng rào trước cổng chính bây giờ là một bức tường to, vững chắc. Còn ngày trước nó chỉ được đặt vào những chậu cây. Chủ yếu là để ngăn cách khuôn viên KTX với mặt đường xe chạy thôi.

Cổng KTX khu B ngày xưa

Đến mãi ngày 20.10.2018 thì Ký túc xá khu B Đại học Quốc Gia TP.HCM cùng với Đội ngũ Ban Quản lý Ký túc xá ĐHQG TPHCM và Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Đô thị & Giao thông TRAINCO mới tổ chức thành công chương trình Khánh thành “Cổng chính KTX Khu B ĐHQG”. Kể từ đấy, KTX khu B thật sự trở nên tráng lệ và lộng lẫy

Cổng chính được xây dựng nhằm mang đến diện mạo mới cho khuôn viên khu đô thị ĐHQG trong năm học 2018. Từ ý tưởng Logo ĐHQG với 5 mảnh nghiêng màu xanh dương và 5 mảnh nghiêng màu xanh lam đậm xen kẽ với những vạch trắng. Những mảnh ghép nối với nhau thành hình chữ V vững chắc, cách điệu nên hình ảnh tượng trưng của công trình.

3. Những con đường được khoác lên một cái tên mới

Rõ ràng hôm qua còn là đường Trục chính, nay đã đổi thành Quảng trường Sáng tạo. Phóng tầm mắt ra xa thêm chút nữa, bỗng nhận ra những cái tên lạ lẫm: Đường Chu Văn An, đường Võ Trường Toản, đường Hải Thượng Lãn Ông,…

Xem thêm  [Luyện thi TOEIC] Các dạng đề và chiến lược làm bài TOEIC Reading Part 7 (Phần 2)
Các con đường ở Làng đại học thay đổi như thế nào…

Không ít lần, những vị khách hay thậm chí những bác xe ôm, anh Grab thông thạo từng ngóc ngách Sài Gòn bỗng nhiên trở nên “mù đường” khi đến Làng đại học. Họ ghé lại bên đường, ấp úng hỏi sinh viên những cái tên như đường Trục chính, đường Tiêu biểu, đường Nội bộ,… Thế nhưng bên hỏi đường và bên chỉ đường cứ thế nhìn nhau vì dù cho có ở đây 4 năm trời, chưa chắc những sinh viên đã biết con đường mình đi học mỗi ngày tên gì, huống chi là bây giờ nó còn được đổi tên.

Vào năm 2019, khi tên đường đã được thay đổi hoàn toàn, nhiều sinh viên vẫn còn hồ hởi hẹn nhau ở những địa điểm đã được thay hẳn tên đường, mạnh dạn chỉ cho bác tài rằng đi hết đường Mạc Đĩnh Chi là đến ký túc xá khu B.

Mỗi tên đường mới được đặt đều có ý nghĩa và gắn với cảnh quan khu vực đặt tên. Chẳng hạn Chu Văn An là ‘thầy của các vị thầy’ nên được đặt cho con đường dẫn vào Nhà Điều hành ĐHQG-HCM. Đại thi hào Nguyễn Du được đặt tên con đường đi qua các hồ Đá, nơi phong cảnh hữu tình. Hải Thượng Lãn Ông – đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc, được đặt tên cho con đường đi ngang Khoa Y ĐHQG-HCM… Việc chọn tên các danh nhân văn hóa, giáo dục, khoa học ở trong và ngoài nước để đặt tên cho hệ thống đường không chỉ giúp giao thông ở đây được thuận tiện mà còn thể hiện khát vọng của giảng viên và sinh viên về tính nhân văn, về tinh thần khoa học.

4. Đường vành đai KTX khu B – ĐHQG TP.HCM

Trước khi được giải tỏa thì con đường vành đai Tô Vĩnh Diện bên cạnh KTX khu B chỉ là một con hẻm, gồ ghề sỏi đá. Chúng được bao bọc bởi những căn nhà mái tôn rách nát cũ kĩ.

Làng đại học thay đổi từng ngày

Cho đến sau khi các cơ quan chức trách can thiệp vào thì những căn nhà này bị giải tỏa, con đường nhỏ kia được nới rộng ra và trải một tấm áo mới. Giờ đây giao thông qua lại cũng thuận tiện hơn, khắc phục được tình trạng ngập nước, lầy lội vào mùa mưa. Nhìn chúng trở nên sạch sẽ và hiện đại hơn.

Xem thêm  Sinh viên nên đi làm thêm hay tham gia hoạt động ngoại khóa

5. Trạm chờ xe buýt

Mỗi khi chờ xe buýt, sinh viên Làng đại học Quốc gia TP.HCM phải lắc đầu ngao ngán vì chịu cảnh “đội nắng, đội mưa”. Nguy hiểm hơn, để chờ xe mà không phải đứng dưới cái nắng gay gắt, sinh viên đành phải liều mình ngồi giữa giải phân cách nơi có cây tre mát giữa 2 đoạn đường, bất chấp nguy hiểm.

Mới gần đây thì các trạm xe buýt dọc đường, gần các trường học như ĐH Quốc tế, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được xây dựng lại. Nhìn các trạm chờ xe buýt bên cạnh những vỉa hè được ốp gạch mới rất khang trang, sạch sẽ và đặc biệt là rất thuận tiện cho việc đi lại, đợi xe buýt của sinh viên.

Thứ cũ mất đi để nhường chỗ cho một thứ mới mẻ hơn xuất hiện. Chợ Đêm, những hàng quán cũ, những con đường mòn nhỏ hẹp biến mất cũng là để Làng đại học có thể khoác lên mình chiếc áo mới. Có người sẽ tiếc nuối những điều cũ kĩ, nhưng cũng lắm người hoan hỉ với tấm áo mới toanh. Và cũng có những thứ không mất đi, cũng không được thay mới mà nó tự nhiên xuất hiện một cách bất ngờ và đầy hữu ích. Tất cả những thứ ấy cuối cùng cũng đều chung một mục đích là phục vụ cho nhu cầu của sinh viên, phát triển một xã hội mới văn minh, tiến bộ hơn.

Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để cập nhật thêm nhiều tin tức hàng ngày dành cho sinh viên các bạn nhé!

Cẩm nang sinh viên

#langfvn

Bài viết liên quan

Để lại bình luận
(Ghé thăm 7.446 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]