Đa cấp chân kinh – Gặp đa cấp là chuyện nhỏ!

“Sinh viên gặp đa cấp” không còn là cụm từ xa lạ đối với cộng đồng sinh viên Làng đại học. Đặc biệt, khi tân sinh viên nhập học thì tình trạng này càng diễn ra phổ biến hơn. Hãy cùng điểm qua một số cách xử lí khi gặp các “đàn anh đàn chị” nào.

1. Nhận biết khi sinh viên gặp đa cấp qua tin nhắn

Ở giai đoạn này, sinh viên gặp đa cấp sẽ nhận được một số tin nhắn từ “ người lạ đã từng quen”. Phải công nhận là các bạn đa cấp thiếu sáng tạo cực. Vì nội dung tin nhắn từ thời “Na-pô-lê-ông cởi truồng tắm mưa” đến nay vẫn không có gì thay đổi. Một số mẫu câu “gạ gẫm” kinh điển như:

“ Chào em, chị thấy em quen lắm hình như em..có tham gia cộng đồng…pla..pla”

Xem thêm  Top 5 kênh YouTube dạy tiếng Anh hay dành cho sinh viên

Hay “ Chào em, anh đang có một dự án khởi nghiệp, nhìn em rất năng động và phù hợp…vân vân..mây mây”

Xem thêm~>Mẹo có người yêu cực đơn giản ở Làng đại học

Cách xử lí khi sinh viên gặp đa cấp:

Phải công nhận đây là các mẫu câu đã trở thành huyền thoại. Sông có thể đổi, núi có thể dời nhưng các mẫu câu này là trường tồn theo thời gian các ông ạ. Khi gặp các mẫu câu như thế này thì 101% là bạn đang cặp các bạn trong “cộng đồng nhiều cấp” rồi nhé. Khi gặp trường hợp này, một số mẹo xử lí như sau:

Không trả lời: Cách này tránh mất thời gian nhưng hơi “cục súc” một tí. Nhưng khá hiệu quả.

–  Trả lời thẳng: Em không có nhu cầu…..

Vờn nhau: Nếu bạn đang rảnh hoặc thấy anh chị trai xinh gái đẹp nào đấy, có thể quan tâm và “ghẹo” hoặc tư vấn bán hàng cho họ. Bởi lẻ họ đều triệu phú Đô-la cả đấy.

Mẫu tin nhắn “huyền thoại”

2. Khi gặp trực tiếp

Sinh viên gặp đa cấp thường trong các trường hợp tìm việc làm thêm. Đối với trường hợp bạn nhận thấy các tin tuyển dụng vô cùng hấp dẫn “việc nhẹ lương cao”. Giúp bạn mơ mộng đến giấc mơ triệu phú không xa. Thì đây có thể là đa cấp nhé, bạn nêu nhớ rằng lao động Part time chân tay PHẢI LÀ một mức lương “khá bèo bọt” mới đúng.

Xem thêm  Sinh viên nên đi làm thêm hay tham gia hoạt động ngoại khóa

Còn nếu đã trót lỡ đi đến địa điểm phỏng vấn. Lúc này, bạn sẽ gặp rất nhiều người mang đồng phục giống nhau. Và sẽ có các mẫu câu giới thiệu “Chào em, chị là A”, sau khi hỏi hết thông tin cá nhân của bạn sẽ được giới thiệu “Mời em lêm gặp cấp trên của chị, đây là chị B….”…Sau đó đến “anh C”, “chị D…v..v. Nguyên cái gia phả cả mấy chục cấp. Và cuối cùng là thu tiền mua đồng phục và tham gia khoá học kỹ năng.

Một số cách giải quyết khi gặp trường hợp này:

Đầu tiên, bạn không thể quay ra ngay lập tức được mà hãy cứ “làm theo hướng dẫn” đến cấp cao nhất. Khi đến khâu đóng tiền bạn hãy đem ra một số lí do như “Em không mang tiền”, “Để em về rủ bạn tham gia cùng cho vui” mục đích là có lí do để “Chùn”. Trong 36 kế, “chùn” là thượng sách.

 

Thứ 2, không tiết lộ thông tin thật, bạn phải luôn tỏ ra mình là một người nghèo, mặc dù nghèo thật. Bởi tầng lớp triệu đô chỉ chơi với triệu đô thôi nên nếu bạn nghèo sẽ dễ được trả về nơi sản xuất hơn.

Không khí hăng say tại môi trường triệu đô

3. Trót đóng tiền “mua đồng phục”

Khi bạn đã trót tin lời các doanh nhân mà đóng tiền thì cách giải quyết duy nhất là rủ bạn bè đi “zẫy” cho bỏ tức nhé. Bởi tiền của bạn sẽ không được gặp bạn lần cuối đâu. Và hãy tránh việc quay lại để mất thêm thời gian cũng như tiền bạc.

Xem thêm  Trải nghiệm Chợ quê trong lòng Ký túc xá hiện đại nhất Đông Nam Á là trải nghiệm như thế nào
Công tác chuẩn bị đã hoàn tất…Tinh thần chiến sĩ dâng cao.

Bản chất đa cấp

Đa cấp không xấu, nhưng cách nó biến tướng ở Việt Nam đang gây ra hậu quả vô cùng nặng nề. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên muốn tìm việc làm thêm hay đơn giản để “đổi đời”. Là sinh viên Đại học Quốc gia, đặc biệt là các bạn tân sinh viên. HÃY TỈNH TÁO CÁC BẠN NHÉ!

#langfvn

Để lại bình luận
(Ghé thăm 1.478 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]