[Luyện thi TOEIC] Giới thiệu các dạng bài trong TOEIC Part 7 và chiến lược làm bài

Tổng quan về TOEIC

TOEIC (Test of English for International Communication) là bài thi tiếng Anh chuẩn hóa được quản lý và sở hữu bởi ETS (Educational Testing Service). Bài thi được bắt đầu phát triển từ năm 1979 với mục đích đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của những người không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính (non-native speakers) trong môi trường làm việc quốc tế.

Hiện nay TOEIC là một trong những bài kiểm tra đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường doanh nghiệp hiệu quả và phổ biến nhất, với kết quả thi được công nhận bởi hơn 14.000 tổ chức quốc tế (theo IIG).

Những thay đổi trong phần thi đọc và khó khăn mà các thí sinh gặp phải

Năm 2019, IIG (đơn vị phân phối và tổ chức thi TOEIC tại Việt Nam) chính thức công bố bài thi TOEIC theo format mới với nhiều sự thay đổi ở cả phần nghe và đọc. Đối với phần thi đọc, bài thi hiện nay giảm số câu hỏi về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng (Part 5, 6) và tăng số câu cũng như độ khó của phần đọc – hiểu (Part 7) với mục đích yêu cầu thí sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu nhiều hơn.

Sự thay đổi này khiến cho nhiều thí sinh gặp khó khăn trong quá trình ôn luyện, một phần do việc chưa bắt kịp với format của đề thi mới. Vì vậy, mục đích của bài viết là để giúp thí sinh luyện thi TOEIC ở Việt Nam có một cái nhìn rõ ràng hơn về các dạng đoạn văn xuất hiện trong Part 7 của bài thi TOEIC format mới và từ đó đưa ra những chiến thuật làm bài phù hợp với từng dạng bài này.

Chiến lược cho các dạng bài TOEIC Part 7

Dạng e-mail/memo/text message

Phân tích dạng bài

Đối với một bài đọc nói chung và ba dạng bài email/memo/text message nói riêng, việc xác định trước nội dung và cấu trúc của bài là rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho người đọc định hình được trước thông tin sẽ gặp trong bài, từ đó nhanh chóng nắm bắt được các ý chính và đưa ra sự lựa chọn đáp án chính xác mà không cần phải đọc hết 100% các từ.

Nội dung của một bài email/memo/text message trong TOEIC bao gồm:

  • Thông báo công việc mới cho nhân viên
  • Hai hoặc nhiều nhân viên trao đổi công việc với nhau
  • Thông báo thông tin hoặc gửi lời xin lỗi đến khách hàng

Các dạng bài trên đều có chung những đặc điểm như sau:

  • Thể hiện rõ thông tin về người gửi và người nhận (với email thì tên người gửi thường sẽ xuất hiện ở cả đầu và cuối bài).
  • Mục đích của việc truyền đạt thông tin thường được thể hiện ở ngay mục “Subject” hoặc câu đầu tiên của bài.
  • Các câu trong bài còn lại sẽ có chức năng cung cấp thông tin chi tiết công việc được nêu ra ở phần đầu.
Xem thêm  9 mẹo xử lý kiến ba khoang dành cho sinh viên ở ký túc xá

Chiến lược làm bài

Bước 1. người đọc cần làm khi gặp dạng bài này là xác định 3 nhóm thông tin sau:

  • Người gửi và người nhận.
  • Mục đích (chủ đề)
  • Phần chứa thông tin chi tiết (không cần đọc kỹ).

Ví dụ:

Nguồn: ETS TOEIC Reading 2019
Nguồn: New Economy TOEIC Reading 1000

Cả 2 ví dụ trên đều có những đặc điểm chung về mặt thông tin như sau:

  • Có thông tin rõ ràng của người gửi và nhận thông điệp:
    • Hình 1: Người gửi là Jane Benson (Giám đốc vận hành) và người nhận là bộ phận thu ngân (cashiers) của công ty Oak Lane Fashion.
    • Hình 2: Người gửi là Sam Bell và người nhận là Jane Brooks.
  • Mục đích của tin nhắn/ email được thể hiện ở phần subject và câu đầu tiên của bài:
    • Hình 1: Cập nhật chính sách: từ 1/8 công ty sẽ chỉ chấp nhận đổi trả quần áo chưa mặc hoặc không hư hại khi có hóa đơn gốc.
    • Hình 2: Sam muốn hỏi Jane số điện thoại của ông Fraser
  • Phần còn lại của bài đưa ra thông tin chi tiết:
    • Hình 1: Công việc sẽ được triển khai như thế nào.
    • Hình 2: Lý do tại sao Sam cần số điện thoại của ông Fraser.

Bước 2. Sau khi xác định được những thông tin trên, người đọc áp dụng chúng vào việc lựa chọn đáp án cho các câu hỏi. Câu hỏi ở phần này được chia làm 2 dạng:

  • Câu hỏi tổng quan: câu trả lời có thể được tìm thấy ở mục đích của tin nhắn/ email/ memo.
  • Câu hỏi chi tiết: câu trả lời luôn được thể hiện ở từ câu thứ 2 hoặc 3 trở đi.

Ví dụ 1

Nguồn: ETS TOEIC Reading 2019

Câu 149.  Người đọc chỉ cần xác định được mục đích của e-mail (thể hiện ở phần subject và câu đầu tiên – như đã đề cập ở trên). Dựa vào mục đích đã được xác định ở phần trước (Cập nhật chính sách: từ 1/8 công ty sẽ chỉ chấp nhận đổi trả quần áo chưa mặc hoặc không hư hại khi có hóa đơn gốc), thí sinh có thể dễ dàng nhận thấy chỉ có đáp án B là phù hợp nhất (Thông báo một chính sách mới).

Câu 150 hỏi về chi tiết liên quan đến “managers”, từ đó người đọc chỉ cần tìm nội dung có liên quan ở phần thông tin chi tiết (từ câu số 2 trong bài) và sẽ thấy “manager” được đề cập đến ở câu “If a customer …, please call the manager on duty for assistance” (manager sẽ hỗ trợ khi khách hàng muốn trả đồ mà không có hóa đơn). Từ đó, đáp án phù hợp ở đây là C (hỗ trợ khách hàng với yêu cầu đặc biệt).

Xem thêm  Top 5 môn học có tỉ lệ "tạch" cao nhất sinh viên năm nhất cần biết

Ví dụ 2

Tương tự như ví dụ ở trên, câu trả lời cho câu hỏi 154 (lý do vì sao tin nhắn được gửi) nằm ngay ở câu đầu (Sam muốn hỏi số điện thoại của ông Fraser). Từ đó, đáp án chính xác là câu A (yêu cầu sự trợ giúp).

Thông tin để trả lời câu 155 nằm ở 2 câu còn lại, ở đó Sam nói rằng mình đang bị chậm tiến độ (behind schedule) làm báo cáo tài chính và cần phải dành toàn bộ thời gian để làm. Vì vậy, đáp án chính xác sẽ là câu C (Anh ta đang cố gắng bắt kịp deadline).

Kết luận về cách xử lý khi gặp dạng bài email/ memo/ message:

Bước 1: Tìm 3 nhóm thông tin:

  • Người nhận và gửi.
  • Mục đích của bức thư hoặc tin nhắn (thể hiện ở phần subject và câu đầu tiên).
  • Đoạn chứa thông tin chi tiết (không cần đọc kỹ).

Bước 2: Trả lời các câu hỏi:

  • Đối với câu hỏi tổng quan (purpose, why, …) – trả lời dựa vào thông tin phần mục đích và người nhận/gửi.
  • Đối với câu hỏi chi tiết – tìm thông tin ở phần chi tiết (sau câu đầu tiên) dựa vào từ khóa trong câu hỏi.

Dạng bài đọc quảng cáo và giới thiệu

Phân tích dạng bài

Khác với dạng bài ở phần trước, dạng bài quảng cáo và giới thiệu bao gồm các advertisements, articles, notes, flyer, … và được gửi đến một nhóm người (khách hàng, nhân viên, …) thay vì một người cụ thể. Mục đích của của các bài viết ở dạng này là để thông báo những sự thay đổi về công việc trong một tổ chức hoặc quảng cáo một sản phẩm đến công chúng.

Tuy nhiên, các bước làm một bài dạng quảng cáo và giới thiệu cũng tương đồng như dạng bài ở phần trước.

Chiến lược làm bài

Bước 1. Xác định các nhóm thông tin:

  • Sản phẩm hoặc thông tin gì đang được quảng cáo/ giới thiệu – Xuất hiện ở tiêu đề và 2 câu đầu tiên trong bài (Cần đọc kỹ phần này).
  • Nội dung chi tiết của quảng cáo/ thông báo (Phần này không cần đọc kỹ).

Ví dụ:

Nguồn: New Economy TOEIC Reading 1000
Nguồn: ETS TOEIC Reading 2019

Trong hai ví dụ trên:

Hình 1:

  • Giới thiệu công ty Turner & Co – công ty sản xuất cửa sổ từ năm 1949.
  • Phần chi tiết quảng cáo sản phẩm của công ty.

Hình 2:

  • Giới thiệu cuộc trưng bày mới nhất của Bảo tàng Carlisle.
  • Phần còn lại nói về những thông tin chi tiết của cuộc trưng bày.

Bước 2. Trả lời câu hỏi – Câu hỏi cho dạng bài này cũng được chia làm 2 nhóm:

  • Câu hỏi tổng quan – Hỏi về mục đích của bài viết
  • Câu hỏi chi tiết – Hỏi về những thông tin cụ thể trong bài
Xem thêm  Các sân bóng dành cho sinh viên Làng Đại học

Ví dụ 1:

Nguồn: New Economy TOEIC Reading 1000

Việc xác định rõ mục đích của đoạn quảng cáo trên giúp người đọc nhanh chóng chọn được B (nhà sản xuất cửa sổ) là câu trả lời cho câu hỏi 152.

Đối với câu 153, người đọc có thể xác định được câu trả lời thông qua câu cuối cùng của bài viết (Additionally, we are … Environmental Protection Agency). Câu này thể hiện chi tiết rằng công ty Turner & Co cam kết về việc bảo vệ môi trường và điều này được công nhận bởi tổ chức EPA. Vì vậy, đáp án đúng cho câu này là C (Đây là một công ty thân thiện với môi trường).

Ví dụ 2:

Nguồn: ETS TOEIC Reading 2019

Tương tự như ví dụ trên, câu số 158 trong bài này cũng có thể dễ dàng được trả lời bằng cách xác định mục đích của thông báo dựa vào tiêu đề và câu đầu tiên. Như đã xác định ở bước đầu tiên, thông báo này giới thiệu một buổi trưng bày mới mang tên Deep Waters của bảo tàng nghệ thuật Carlisle và điều này phù hợp nhất với đáp án A (quảng cáo một buổi trình diễn nghệ thuật).

Với câu 159, người đọc cần tìm thông tin về ông Bernstein trong phần chi tiết và câu thứ 3 của bài có nói ông Harold Bernstein là một họa sĩ tranh dầu (oil painter), vì vậy đáp án phù hợp nhất sẽ là D (an artist).

Câu 160 yêu cầu người đọc tìm thông tin chi tiết về buổi trưng bày ở Melbourne (ở câu cuối cùng của bài), nhưng đồng thời người đọc cũng sẽ phải suy luận thêm thông tin từ nội dung trong bài. Bài viết nói rằng một số bức tranh về chủ đề đại dương sẽ được thêm vào bộ sưu tập, từ đó thí sinh có thể suy ra được rằng trong cuộc trưng bày có nhiều chủ đề ngoài đại dương và vì vậy đáp án đúng là D.

Kết luận về cách xử lý dạng bài quảng cáo và giới thiệu:

Bước 1: Xác định các thông tin:

  • Sản phẩm/ Nội dung đang được quảng cáo/ giới thiệu – Đọc kỹ tiêu đề và câu đầu tiên của bài.
  • Phần chi tiết nằm từ câu nào – Không cần đọc kỹ.

Bước 2: Xác định các dạng câu hỏi và lựa chọn phần thông tin phù hợp:

  • Đối với câu hỏi tổng quát (purpose/ why …): Tìm thông tin ở câu đầu tiên.
  • Đối với câu hỏi chi tiết: xác định chi tiết được hỏi (tên, địa điểm, thời gian, …) và đọc kỹ câu có chứa thông tin đó.

    Kết luận về cách xử lý dạng bài quảng cáo và giới thiệu:

    Bước 1: Xác định các thông tin:

    • Sản phẩm/ Nội dung đang được quảng cáo/ giới thiệu – Đọc kỹ tiêu đề và câu đầu tiên của bài.
    • Phần chi tiết nằm từ câu nào – Không cần đọc kỹ.

    Bước 2: Xác định các dạng câu hỏi và lựa chọn phần thông tin phù hợp:

    • Đối với câu hỏi tổng quát (purpose/ why …): Tìm thông tin ở câu đầu tiên.
    • Đối với câu hỏi chi tiết: xác định chi tiết được hỏi (tên, địa điểm, thời gian, …) và đọc kỹ câu có chứa thông tin đó.

    Tác giả: Đinh Quang Tùng – Giảng viên tại ZIM

Nguồn: Zim.vn

#langfvn

Để lại bình luận
(Ghé thăm 329 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]