Giới thiệu TOEIC Listening Part 1 và phương pháp làm bài

Bài kiểm tra TOEIC 2 kỹ năng nghe và đọc được xem là một trong những bài thi phổ biến nhằm đánh giá sự thành thạo tiếng Anh của người học ngôn ngữ. Bài kiểm tra kéo dài 120 phút với 200 câu trắc nghiệm được chia thành 2 phần là nghe hiểu và đọc hiểu. Đối với bài thi nghe, thí sinh phải trả lời 100 câu hỏi thuộc 4 dạng bài khác nhau gồm có mô tả hình ảnh (Photographs), hỏi và đáp (Question – Response), cuộc đối thoại (Converstions) và bài nói chuyện (Talks). Số lượng câu hỏi trong các phần là không giống nhau. Đối với TOEIC Listening Part 1, chỉ có 6 câu tương đương 6 bức ảnh được đưa ra để hỏi thí sinh. Đây là phần thi được đánh giá tương đối dễ hơn so với các phần còn lại. Tuy nhiên, dể giành trọn điểm số, thí sinh cần nắm rõ đặc điểm của dạng bài cũng như có chiến lược làm bài đúng đắn. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc đạt được mục tiêu này.

Tổng quan về TOEIC Listening Part 1

Yêu cầu đề bài và thông tin hướng dẫn

Mỗi phần thi nghe đều được bắt đầu bằng một đoạn hướng dẫn ngắn giúp thí sinh định hướng được yêu cầu đề bài cũng như cách làm bài thi. Trong phần 1, thí sinh sẽ nhìn thấy 6 bức ảnh, và ở mỗi câu hỏi, có 4 câu mô tả về một bức ảnh được đọc lên, các mô tả này không được in ra trong đề thi và sẽ chỉ được đọc 1 lần duy nhất. Thí sinh nghe và chọn 1 đáp án mô tả đúng nhất về bức tranh, sau đó đánh dấu câu trả lời vào phiếu điền đáp án.

Riêng đối với phần I, thí sinh được hướng dẫn thêm bằng một ví dụ câu hỏi mẫu ở đầu, và ví dụ tương tự sẽ không xuất hiện ở các phần nghe còn lại. Toàn bộ thời gian đọc ví dụ và hướng dẫn là khoảng 1 phút 25s. Ngoài ra, giữa các câu hỏi sẽ có 5 giây nghỉ.

Các dạng hình ảnh xuất hiện trong phần thi TOEIC Listening Part 1 

Có hai dạng hình ảnh chính được mô tả trong phần thi này, bao gồm:

  • Ảnh tả người (một người, hai người hoặc nhiều hơn hai người)
  • Ảnh tả vật và cảnh

Đặc điểm cụ thể của từng dạng ảnh TOEIC Listening Part 1 

Ảnh tả người

Đối với hình tả người, các hành động hoặc trạng thái của người trong ảnh thường sẽ được nêu lên trong các câu mô tả. Do vậy, thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng trong phần lớn các đáp án được đưa ra với cấu trúc thường gặp:

  • S + is/are + V-ing + O

Ví dụ: The woman is holding a basket

  • S + is/are + V-ing + prepositional phrase of place (cụm giới từ chỉ nơi chốn)

Ví dụ: The people are hiking in the park.

Bên cạnh hành động chính mà các đối tượng trong ảnh đang thực hiện, một vài thông tin khác về các đối tượng cũng cần được chú ý như trạng thái, đặc điểm về ngoại hình, vị trí, trang phục hay nơi chốn Ví dụ:

  • The women are crossing the desk from each other
  • A man is wearing a tie and suit

Ảnh tả một người

Đối với dạng hình chỉ xuất hiện 1 người, cả 4 câu mô tả đều có cùng chủ ngữ (các chủ ngữ thường gặp có thể là a woman/ a man/ he/ she), tuy nhiên các động từ theo sau đó sẽ khác nhau và đây được xem như yếu tố quyết định một đáp án là đúng hay sai và là phần mà thí sinh cần tập trung nghe. Các động từ này thường sẽ xuất hiện ở dạng V-ing của thì hiện tại tiếp diễn.

Khi làm bài nghe, thí sinh bước đầu cần nhìn hình và xác định hành động chính của người trong ảnh, sau đó tập trung nghe các động từ trong 4 câu mô tả, loại bỏ câu có chứa động từ mô tả hành động không được thực hiện bởi đối tượng trong hình.

Xem thêm  Những điều LƯU Ý cho tân sinh viên (P2)

Ảnh tả hai hoặc nhiều hơn hai người

Khác với ảnh tả 1 người, ở dạng ảnh có từ 2 người trở lên, chủ ngữ trong các câu mô tả đôi lúc sẽ có sự khác biệt bởi mỗi người trong ảnh có thể đang thực hiện một hành động khác nhau. Thí sinh sẽ thường nghe các dạng chủ ngữ như the men/ the women/ they/ the people/ some people/ one of the men/ one of the women và đáp án đúng có thể là câu mô tả hành động, trạng thái chung của những người trong ảnh hoặc chỉ mô tả hành động mà 1 trong số họ đang làm. Vì vậy, ở dạng tranh này, việc tập trung nghe cả chủ ngữ và động từ tương ứng đi sau đó là điều cần thiết để xem động từ có phù hợp với chủ ngữ trong bức ảnh hay không.

Bước đầu khi quan sát hình, thí sinh cần xác định số người xuất hiện trong ảnh và đặc điểm về giới tính để dự đoán các chủ ngữ có thể được đề  đến. Tiếp theo, hãy xác định một động từ mô tả hành động hoặc trạng thái, đặc điểm chung của các đối tượng và sau cùng là hành động của từng đối tượng. Khi nghe, thí sinh cần nghe rõ chủ ngữ của từng câu mô tả trước, sau đó tập trung vào động từ đi liền sau để xem động từ có mô tả đúng hành động của chủ ngữ đó hay không, nếu sai thí sinh loại ngay đáp án và tập trung vào câu kế tiếp.

Ảnh tả cảnh và vật

Đối với dạng hình ảnh không có sự xuất hiện của người thì đồ vật hoặc quang cảnh trong tranh sẽ là đối tượng chính được mô tả và là chủ ngữ chính trong các câu mô tả. Khung cảnh trong bức ảnh có thể là cảnh trong nhà (trong phòng khách, nhà bếp, trong nhà hàng, thư viện, văn phòng,…) hoặc ngoài trời (như ở công viên, sân bay, ngoài đường phố, sân vận động, trạm tàu xe,…)

Các câu mô tả thường sẽ đề cập đến trạng thái, vị trí và địa điểm của các vật thể trong ảnh. Các câu mô tả này đa số ở dạng thức bị động (ở thì hiện tại, hoặc hiện tại hoàn thành) và thường có cấu trúc câu như dưới đây:

  • S + is/are + V3/V-ed (+ propositional phrase of place – cụm giới từ chỉ nơi chốn)

Ví dụ: Some papers are posted on the board.

  • S + have/has been V3/V-ed (+ propositional phrase of place- cụm giới từ chỉ nơi chốn)

Ví dụ: Some plants have been placed near a desk.

Thì hiện tại tiếp diễn và thì hiện tại đơn cũng sẽ xuất hiện khi mô tả trạng thái hay sự xuất hiện của đồ vật trong hình

  • S + is/are + V-ing (+ propositional phrase of place)

Ví dụ: Some trees are lining a walkway

  • There is/are (a/an/some/many) + N (+ propositional phrase of place)

Ví dụ: There is some bread on the counter

Ngoài ra, khi gặp dạng ảnh này, thí sinh cần chú ý về cả chủ ngữ và các cụm giới tới mô tả vị trí của chủ ngữ đó. Thực tế, một số câu mô tả có sự xuất hiện của chủ ngữ là người (các đại từ nhân xưng: He, she, they, hay danh từ chỉ người: some customers, the workers, some people, the man,…) hoặc sử dụng thể bị động ở thì hiện tại tiếp diễn (is/ are being + V3/ V-ed) có thể được đưa ra để gây nhầm lẫn cho người nghe, và các câu mô tả này đa số là đáp án sai bởi trong tranh không có sự xuất hiện của con người và do đó các hành động được thực hiện bởi người là không được xảy ra.

Ví dụ:

Trong câu trên, đáp án D là 1 câu mô tả sai khi sử dụng thể bị động ở thì hiện tại tiếp diễn để tả việc một vài thùng chứa đang được mang đi đến một góc. Rõ ràng thí sinh có thể thấy không có sự xuẩt hiện của người trong ảnh, do vậy sẽ không có hành động mang đi được diễn ra trong hình.

Xem thêm  Mẹo giúp mụi người giao tranh tốt hơn khi chơi vị trí hỗ trợ

Ảnh có sự xuất hiện của cả người và vật

Trên thực tế, các hình tả người vẫn bao gồm có đồ vật, tuy nhiên, người vẫn là chủ thể chính trong tranh bởi đồ các đồ vật xuất hiện thường nhỏ, không nổi bật hay không được hiển thị rõ và đầy đủ. Tuy nhiên, còn một dạng ảnh được xem là gây nhiều khó khăn cho thí sinh bởi cả người và vật đều xuất hiện với mức độ hiển thị đều và nổi bật như nhau. Điều này có nghĩa là đối tượng được mô tả trong các câu sẽ bao gồm cả người và vật. Do vậy, thí sinh cần có cái nhìn bao quát về ảnh để không bỏ sót đáp án khi nghe.

Ví dụ:

Trong câu trên, thí sinh có thể thấy trong tranh xuất hiện một người đàn ông với hành động đẩy xe hàng, và trên xe có sự xuất hiện của đồ vật là các thùng hàng đang được xếp trên xe. Khi nghe 4 câu mô tả, sẽ có 2 câu nói về hành động của người đàn ông với chủ ngữ là “a man”, tuy nhiên, cả 2 động từ chỉ hành động theo sau đều không phù hợp, và đáp án nằm ở câu mô tả với chủ ngữ là “Some boxes” – các thùng hàng, bởi câu này diễn tả đúng trạng thái “đang được xếp chồng lên xe hai bánh để chở hàng” của chủ ngữ.

Bên cạnh đó, một vài ảnh bao gồm cả người và vật, tuy nhiên, cả 4 câu mô tả đều không có sự xuất hiện của chủ ngữ là người. Lúc này thí sinh cần hiểu là hành động đang được thực hiện bởi người/nhóm người trong ảnh có thể đã được đưa về dạng bị động với chủ ngữ là vật nhận hành động và chủ thể thực hiện hành động đã bị lược bỏ. Lúc này câu bị động nằm ở thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, như ví dụ ở hình bên dưới.

Phương pháp luyện tập và làm TOEIC Listening Part 1 

Ở phần I, thí sinh đã được làm rõ về yêu cầu đề bài cũng như hiểu được các đặc điểm của từng dạng hình ảnh xuất hiện trong bài. Việc này sẽ giúp các thí sinh chủ động hơn trong quá trình nghe và chọn đáp án. Bên cạnh đó, phương pháp làm bài cũng đóng vai trò quan trọng không kém nhằm giúp thí sinh giành trọn điểm part I.

Phương pháp luyện tập TOEIC Listening Part 1 

Việc luyện tập giúp thí sinh làm quen với dạng bài cũng như mở rộng vốn từ, bổ trợ việc nghe hiểu. Khi chọn tài liệu luyện tập, thí sinh cần chọn từ các nguồn chính thống, một trong số đó là bộ đề ETS Toeic Test được xuất bản hàng năm. Trong mỗi bộ sẽ có 10 đề với hình thức, cấu trúc gần nhất với đề thi thật và được cập nhật thay đổi mỗi năm.

Đối với việc luyện tập ở nhà, trước khi bắt đầu nghe, thí sinh cần dành thời gian để quan sát ảnh và dự đoán các đáp án có thể được đưa ra để mô tả về ảnh.

Trước tiên thí sinh cần xác định dạng hình ảnh được cho là gì (ảnh tả người, vật, hay cảnh vật). Việc này giúp thí sinh định hướng được cấu trúc các câu mô tả có thể được đọc, với chủ ngữ và động từ kèm các thì theo sau là gì hay một số bẫy có thể được đưa ra như thế nào.

Khi dự đoán, thí sinh nên đặt các câu mô tả bằng cách tự hỏi bản thân các câu hỏi sau đây

Đối với tranh tả người                        

 

Đối với tranh tả vật và cảnh

 

  • Những người xuất hiện trong hình là ai? (giới tính, nghề nghiệp, số lượng,…)
  • Người/những người này trông như thế nào? (trạng thái? Đặc điểm?)
  • Họ đang thực hiện hành động gì?
  • Họ đang ở đâu? (vị trí, nơi chốn?)
  • Gồm có những vật gì xuất hiện trong hình? Đâu là vật được hiển thị nổi bật nhất?
  • Các đồ vật trông như thế nào và đang được đặt ở đâu? (Vị trí, địa điểm và trạng thái của các đồ vật là gì?)
  • Có hành động nào đang được thực hiện bởi người hay không?
Xem thêm  Làm thế nào để không bị bạn cùng phòng bốc phốt trên CFS

Trong quá trình luyện tập, thí sinh đồng thời cần mở rộng vốn từ vựng để hổ trợ cho việc dự đoán các đáp án được đưa ra cũng như nghe hiểu được các mô tả được đọc. Khi làm bài ở nhà, thí sinh có thể sử dụng từ điển để hỗ trợ khi cần thiết. Bên cạnh đó, bảng “scripts – lời thoại” của file nghe cũng là một nguồn tài liệu học mà thí sinh nên tận dụng để học từ vựng. Sau mỗi bài, thí sinh có thể tổng hợp các động từ hay chủ ngữ thường gặp của từng dạng hình.

Ví dụ như trong dạng hình ảnh mô tả người, có một số hành động thường xuất hiện tương ứng của các bộ phận trên cơ thể như:

Mắt

  • Looking at (nhìn vào) looking out (nhìn ra ngoài) looking through (nhìn qua)
  • Staring, gazing (nhìn chằm chằm)
  • Reading (đọc)
  • Watching (xem)

Miệng

  • Eating (ăn)
  • Drinking (uống)
  • Talking (nói chuyện)
  • Laughing (cười to)
  • Smiling (cười mỉm)

Tay

  • Holding (cầm, nắm, giữ)
  • Folding (gấp lại)
  • Carrying (mang theo)
  • Pushing (đẩy)
  • Pulling (kéo)
  • Typing (đánh máy)
  • Touching (chạm vào)
  • Reaching (với tới)
  • Shaking hands (bắt tay)
  • Hanging up (treo lên)
  • Posting (dán lên)
  • Pressing (ấn nút)
  • Signing (kí tên)
  • Writing (viết)

Chân

  • Walking (đi bộ)
  • Going jogging (chạy bộ tập thể thao)
  • Running (chạy)

 

 

 

 

Toàn thân

  • Climbing (leo, trèo)
  • Sitting (ngồi)
  • Lying (nằm)
  • Standing (đứng)
  • Cleaning (dọn dẹp)
  • Wiping (lau chùi)
  • Sweeping (quét dọn)
  • Washing (rửa)
  • Painting (sơn)
  • Fixing, repairing (sửa chửa)
  • Lining up (xếp hàng)
  • Opening (mở) >< closing (đóng)
  • Turning on (bật lên) >< turning off (tắt) 
  • Paying (trả tiền)
  • Buying (mua)
  • Cooking (nấu)
  • Boarding (lên tàu)
  • Arranging (sắp xếp)
  • Watering (tưới nước)
  • Removing (cởi bỏ)
  • Moving (dịch chuyển)
  • Picking up (nhặt lên)
  • Wearing (mặc)

Đối với tranh tả cảnh và vật, thí sinh cần nắm được các danh từ về đồ vật thường hay xuất hiện (trong gia đình, ở văn phòng, công viên, các công tình kiến trúc,…) như ví dụ dưới đây:

Trong nhà

  • Table (bàn)
  • Chair (ghế)
  • Picture (bức tranh)
  • Window (cửa sổ)
  • Door (cửa chính)
  • Lamp (đèn ngủ)
  • Bridge (tủ lạnh)
  • Rug (thảm trải sàn nhà)
  • Floor (sàn nhà)
  • Clock (đồng hồ)
  • Cabinet (tủ có ngắn kéo)
  • Curtain (rèm cửa)
  • Roof (mái nhà)
  • Stairs (cầu thang)
  • Fence (hàng rào)

Ở văn phòng

  • Computer (máy vi tính)
  • Printer (máy in)
  • Copy machine, photocopier (máy photo)
  • Projector (máy chiếu)
  • Desk (bàn làm việc)
  • Shelf (cái kệ)
  • Folder (tệp tài liệu)

Trên đường phố

  • Bench (ghế dài)
  • Walkway (vỉa hè)
  • Railing (rào chắn)
  • Trees (cây)
  • Sign (biển báo)
  • Car (xe hơi)
  • Bicycle (xe đạp)
  • Truck (xe tải)

Các công trình kiến trúc, địa điểm

  • Theater (rạp chiếu)
  • Restaurant (nhà hàng)
  • Stadium (sân vận động)
  • Park (công viên)
  • Fridge (cây cầu)

Các giới từ mô tả vị trí

  • On: phía trên
  • In: phía trong
  • Near, next to: bên cạnh
  • In front of: phía trước
  • Behind: phía sau
  • Between: ở giữa
  • Opposite: đối diện
  • Outside: bên ngoài
  • Inside: bên trong

 Và các hành động được thực hiện với đồ vật đó

  • Be stacked: được xếp chồng lên nhau
  • Be displayed: được trưng bày
  • Be hung up: được treo lên
  • Be placed: được đặt
  • Be installed: được lặp đặt
  • Be repaired, be fixed: được sửa chữa
  • Be pushed: được đẩy đi
  • Be framed: được đóng khung

Các chú ý khi làm bài TOEIC Listening Part 1  trong phòng thi

Một số lưu ý dành cho thí sinh khi làm bài nghe như sau:

  • File nghe chỉ được mở 1 lần
  • Chỉ có hình ảnh được in trong bộ đề, thí sinh không được ghi chép lên đề và phải đánh dấu câu trả lời vào tờ đáp án ngay sau khi các câu mô tả được đọc xong
  • Thí sinh được nghe hướng dẫn cho phần I trong khoảng 1 phút 25 giây
  • Thời gian nghỉ giữa các câu hỏi là 5 giây

Như vậy, các đặc điểm về dạng bài nghe TOEIC part I được đề cập trên đây cùng với một số phương pháp làm bài sẽ giúp các thí sinh luyện tập hiệu quả và tự tin chinh phục điểm số của mình.

Nhớ tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và “nống hổi” dịp cuối năm này các bạn nhé!

Nguồn: ZIM.VN

Cẩm nang sinh viên

#langfvn

| Bài viết liên quan:

Để lại bình luận
(Ghé thăm 174 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]