Lịch sử Làng đại học Thủ Đức – Đại học Quốc gia TPHCM

1. Lịch sử hình thành Làng đại học Thủ Đức – Đại học Quốc gia TPHCM

Làng Đại học Thủ Đức – Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-TPHCM) được ra mắt vào ngày 6-2-1996, và chính thức thành lập vào ngày 27-1-1995. Với quy mô được xây dựng trên tổng diện tích là 643,7 ha thuộc địa phận quận Thủ Đức (TP.HCM) và trung tâm hành chính mới Dĩ An.

Làng Đại học Thủ Đức được xây dựng từ năm 1960 với lối kiến trúc do GS. Ngô Viết Thụ thiết kế, tạo nên một công trình độc đáo, trở thành khu vực mà đông đảo sinh viên trên khắp cả nước tập trung đến đây để học.

Toàn cảnh Làng đại học – Lịch sử Làng đại học Thủ Đức

2. Làng đại học Thủ Đức có những trường nào?

Năm 1996, sau khi đại học Bách Khoa và đại học Tổng hợp được tách ra. Một số trường được chọn đặt nền móng cho khối ĐHQG . Đến năm 2001 được quyết định tổ chức lại gồm 8 trường thành viên:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên (1941): Sau nhiều lần tách, nhập. Đến năm 1996, đạo học Khoa học Tự nhiên chính thức trở thành một thành viên của khối ĐHQG.
  • Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (1957): Cũng giống như đại học Khoa học Tự nhiên, năm 1996 đại học KHXH – NV chính thức trở thành thành viên của khối.
  • Đại học Bách Khoa TP.HCM (1976): Tiền thân là trường đại học Kỹ Thuật.
  • Đại học Quốc tế (05/12/2003)
  • Đại học Kinh tế – Luật (24/03/2010): Tiền thân là khoa Kinh tế ĐHQG
  • Đại học Công nghệ Thông tin (08/06/2006)
  • Đại học An Giang (1999): Ngày 8/12/2016 chính thức trở thành thành viên khối Đại học Quốc gia.
  • Khoa y (23/06/2009).
Xem thêm  Sinh viên cần biết: Vị trí cổng ra - vào Ban Quản lý các cụm nhà Ký túc xá ĐHQG TPHCM

Xem thêm: Sự thật bất ngờ về tiền thân các trường trong khối ĐHQG TPHCM!

Đại học Quốc Tế – Một trường trong Đại học Quốc gia TPHCM

Tính đến hiện tại, ĐHQG TP.HCM có 8 trường và các Viện/Trung tâm và các Đơn vị trực thuộc, có thể kể đến:

  • Viện Môi trường – Tài nguyên: nghiên cứu giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • Viện Xuất sắc John von Neumann (JVN) : nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về Khoa học Dữ liệu, Tài chính Định lượng, Sáng tạo cách tân. Viện tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực nghiên cứu đem lại hiệu quả cao.
  • Viện Đào tạo Quốc tế (IEI)
  • Viện Quản trị Đại học
  • Viện Công nghệ Nano
  • Trung tâm Đại học Pháp – ĐHQG TPHCM (PUF-HCM)
  • Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC)
  • Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR)
  • Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
  • Trung tâm Đào tạo Tiền tiến sĩ
  • Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo
  • Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu (WACC)
  • Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ
  • Trung tâm Quản lý Ký túc xá
  • Trung tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư
  • Trung tâm Quản lý và Phát triển khu đô thị
  • Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục
  • Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre
  • Trường Phổ thông Năng khiếu
  • Khoa Chính trị – Hành chính
  • Thư viện Trung tâm
  • Nhà Xuất bản
  • Khu Công nghệ Phần mềm
  • Quỹ KH&CN
  • Quỹ Phát triển
  • Văn phòng chương trình Tây Nam Bộ
  • Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ
Xem thêm  Làng Review: Bánh canh chả cá Diễm đường số 8

Xem thêm: Làng đại học Thủ Đức bao gồm những trường nào?

3. Làng đại học Thủ Đức có Ký túc xá không?

Đi cùng với một loạt trường đại học tại đây, Làng đại học Thủ Đức cũng xây dựng thêm 2 khu ký túc xá được đặt tên theo ký tự là A và B để đáp ứng nhu cầu của sinh viên đến đây học tập.

– Khu A: Ký túc xá Đại Học Quốc Gia TP HCM: Gồm 24 tòa nhà 5 tầng, sức chứa 12.000 chỗ ở cho sinh viên.

– Khu B: Ký túc xá Đại Học Quốc Gia TP HCM: Gồm 19 tòa nhà từ 12 đến 16 tầng, sức chứa 40.000 sinh viên.

Xem thêm: Những điều cần biết về Ký túc xá ĐHQG TPHCM.

Ký túc xá ĐHQG TPHCM

4. Những điểm đặc biệt tại Làng đại học Thủ Đức

Nhiều địa điểm vui chơi quanh khu vực này Làng đại học Hồ Đá, đây là địa điểm đang được nhiều nhà đầu tư cho việc phát triển khu du lịch sinh thái, tổ chức nên nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho sinh viên và người dân quanh khu vực.

Hồ đá Làng đại học Thủ Đức

Bên cạnh đó, Chợ đêm – một trong những biểu tượng của Làng đại học Thủ Đức cũng chứa đựng rất nhiều câu chuyện ly kỳ. Xem chi tiết tại: Ký ức về Chợ đêm Làng đại học…

Chợ đêm Làng đại học – Lịch sử Làng đại học Thủ Đức

Ngoài ra, song song với Chợ đêm, Hồ đá, thì có rất nhiều địa điểm, sự vật, sự việc đã và đang trở thành “đặc điểm nhận dạng” riêng của Làng đại học Thủ Đức. Và thậm chí, nó đã kéo dài từ những năm đầu mà làng đại học được thành lập. Vui có, buồn có, nhưng tựu trung lại thành một điểm nhấn mà hiếm có nơi nào có được. Xem thêm về 5 đặc trưng đặc biệt của Làng đại học Thủ Đức.

Xem thêm  Đại học Bách Khoa TPHCM (HCMUT)

Từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương cùng ban lãnh đạo ĐHQG đã có những chính sách quy hoạch trong việc mở rộng và nâng cấp Làng Đại Học. Cụ thể, Làng đại học Thủ Đức ngày càng đánh dấu được sự nổi trội, thay đổi bộ mặt khu vực phía Đông thành phố. Khi mà những công trình hạ tầng cùng hệ thống giao thông đang ngày càng được phát triển đồng bộ, hoàn thiện hơn trước, tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho sự “thay da đổi thịt của khu vực”.

Bài viết được Tổng hợp từ nhiều nguồn./.

Cẩm nang sinh viên

#langfvn

Để lại bình luận
(Ghé thăm 311 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]